Cẩm Nang Bệnh Ký Sinh Trùng Đường Máu Và Cách Phòng Bệnh

Bệnh ký sinh trùng đường máu

Một trong những căn bệnh khá phổ biến khi nuôi gà là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Chúng còn có tên gọi khác là bệnh sốt rét gà, thời điểm mầm bệnh phát triển mạnh mẽ nhất là vào những tháng nóng ẩm và bắt đầu lây truyền mầm bệnh. Bạn muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh này của gà hãy cùng CASINOMCW77 tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Tổng hợp nguyên nhân khiến gà bị bệnh ký sinh trùng đường máu

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là do một loại đơn bảo có tên là Leucocytozoon caulleryi gây nên. Loại ký sinh trùng này lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi khi chúng hút máu gà hoặc những loại gia cầm khác. 

Sau khi xâm nhập vào máu, đơn bào phát triển và ký sinh trong hồng cầu, bạch cầu. Chúng có thể phá hủy các tế bào này và tiếp tục di chuyển đến các cơ quan nội tạng nhờ vào khả năng sinh sản vô tính. Từ đó gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm dành cho gia cầm nói chung và gà nói riêng. 

Nguyên nhân chính khiến gà bị bệnh đến từ muỗi
Nguyên nhân chính khiến gà bị bệnh đến từ muỗi

Những dấu hiệu nhận biết gà nhiễm ký sinh trùng đường máu

Triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà sẽ phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng trong cơ thể và sức đề kháng của từng con gà. Thông thường thời gian ủ bệnh sẽ từ 1 đến 2 tuần. 

  • Triệu chứng chung: Gà có biểu hiện sốt cao, ít vận động, mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn. Mào gà trở nên nhợt nhạt, trắng bệch chỉ sau vài ngày. Gà có biểu hiện mất thăng bằng, thở nhanh, có dấu hiệu của việc thiếu máu. 
  • Triệu chứng tiêu hóa: Gà sẽ bị tiêu chảy, phân xanh lá cây. Trường hợp nặng hơn có thể đi ngoài ra máu do tổn thương đường ruột. Thậm chí một số con có biểu hiện chảy máu miệng. 
  • Biểu hiện nặng: Khi những triệu chứng trên xảy ra với số lượng gà lớn, bạn cần đặc biệt chú ý để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Ngoài những biểu hiện chung kể trên, một số triệu chứng dưới đây có thể xảy ra nếu gà đẻ bị bệnh ký sinh trùng đường máu

  • Trứng nhỏ bất thường, giảm sản lượng trứng. 
  • Trứng có vỏ quá dày hoặc mềm, dễ vỡ. 
  • Trứng đạt tiêu chuẩn nhưng khi ấp có tỷ lệ nở giảm, tỷ lệ phôi thấp.
  • Gà con nở ra yếu, nhiều con sẽ chết trong 3-5 ngày đầu tiên. 
Khi mắc bệnh gà sẽ có những biểu hiện rõ rệt
Khi mắc bệnh gà sẽ có những biểu hiện rõ rệt

Những bệnh tích điển hình gà sẽ gặp nếu nhiễm bệnh

Nếu gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, cơ thể sẽ có những tổn thương nghiêm trọng do tác động của ký sinh trùng lên các cơ quan nội tạng và hệ tuần hoàn. 

  • Xác gầy, đặc biệt là vùng ngực và chân vì có nhiều vết đốt của côn trùng, tụ máu. 
  • Xuất huyết nội tạng, bao gồm gan, tụy, thân, buồng trứng và các vết xuất huyết nhỏ hình chấm tròn. 
  • Xuất huyết lấm tấm trên cơ ngực, cơ đùi, dưới da và cánh. 
  • Máu gà bị loãng, khó đông hoặc không thể đông. 
  • Xuất huyết phổi, tụ máu ở vùng xoang bụng. 
  • Gan và lá lách sưng to, dễ vỡ, mủn nát. 
  • Phần ruột sẽ chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Nếu như bệnh kéo dài có thể xuất hiện nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo rải rác trong tụy. 

Những tổn thương và bệnh tích phần nào phản ánh mức độ nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, người nuôi cần để ý và phát hiện kịp thời để có những biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Gợi ý biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe  và năng suất của đàn gà. Vì vậy, việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm. Để giảm nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe cho đàn  gà, bạn cần tham khảo một số biện pháp phòng bệnh dưới đây. 

Phương pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng hiệu quả nhất
Phương pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng hiệu quả nhất
  • Vệ sinh chuồng trại: Không dựng chuồng trại ở nơi ẩm thấp, ngập nước. Ngoài ra, bạn cần sử dụng POVIDINE-10% CAO CẤP để khử trùng chuồng trại với liệu 10ml/3 lít nước. 
  • Kiểm soát côn trùng: Bạn nên phun thuốc diệt muỗi, côn trùng trong khu vực chăn nuôi bằng GTOX-200 (liều 50ml/2 lít nước/40m2 bề mặt) để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh. 
  • Tăng cường sức đề kháng cho gà: Người nuôi cần định kỳ bổ sung SORBITOL B12, CỐM-B.COMPLEX C NEW, MEN LACZYME để hỗ trợ sức khỏe cho đàn gà với liệu 1g/2 lít nước.

Gợi ý phương pháp điều trị cho gà bị bệnh ký sinh trùng đường máu

Khi gà mắc bệnh, bạn cần áp dụng phác đồ điều trị sao cho phù hợp để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Sử dụng thuốc đặc trị: Bạn có thể kết hợp Vitamin K3, Vitamin A, Trimethoprim theo liều lượng và khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong trường hợp gà bị sốt sẽ phải dùng đến thuốc hạ sốt. Công dụng của phác đồ điều trị này sẽ giúp tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng máu, xuất huyết ở gà.

Xem thêm: Bệnh Thương Hàn Gà – Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Kết luận

Bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà là loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, năng suất cũng như tỷ lệ sống của loài gà. Việc phòng bệnh cũng như lên phác đồ điều trị phù hợp khi gà nhiễm bệnh là bước quan trọng mà người nuôi gà nào cũng cần chủ động tìm hiểu.